Hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào?

Hộ chiếu và visa là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau, rất cần thiết khi đi nước ngoài, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Trong bài viết này, CVT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hộ chiếu và visa cùng với mối quan hệ giữa 2 loại giấy tờ này nhé.

Visa là gì?

Theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, khoản 11 Điều 3, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú dành cho người nước ngoài tại Việt Nam, sửa đổi năm 2019 thì:

Visa hay thị thực là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Vì vậy, nếu muốn nhập cảnh vào bất cứ quốc gia nào thì bạn cần phải có visa của nước đó, cùng với các giấy tờ liên quan khác theo quy định. Visa cho phép họ đi vào và lưu trú tạm thời trong quốc gia đó. Visa được cấp sau khi đã có hộ chiếu và được cấp bởi chính phủ của chính quốc gia mà bạn muốn đến

Với mỗi quốc gia, quy định về visa sẽ có thể khác nhau, phân loại dựa trên mục đích, thời hạn và số lần nhập cảnh.

Các loại visa cơ bản bao gồm:

  • Visa di dân và không di dân
    • Visa di dân dùng để nhập cảnh hoặc định cư với mục đích như đầu tư, bảo lãnh,…
    • Visa không di dân dùng để nhập cảnh trong một thời gian nhất định cho các mục đích như du học, thăm thân, công tác,…
  • Visa dựa theo mục đích, thời hạn, số lần nhập cảnh
    • Mục đích: du học, du lịch, định cư, công tác, thăm thân, lao động,…
    • Thời hạn: ngắn hạn và dài hạn.
    • Số lần nhập cảnh: nhập cảnh một lần và nhập cảnh nhiều lần.
  • Visa đặc biệt:
    • Visa Schengen: cho phép người sở hữu di chuyển tự do giữa 29 quốc gia thuộc khối Schengen.
  • Visa dựa theo mục đích chung (Visa Nhật Bản):
    • Visa nhập cảnh.
    • Visa xuất cảnh.
    • Visa quá cảnh.
ho chieu va visa
Visa Mỹ

Hộ chiếu là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam 2019 thì hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam, cấp cho công dân để sử dụng trong quá trình xuất nhập cảnh, chứng minh nhân thân và quốc tịch.

Khi bạn có nhu cầu đến một quốc gia nào đó, giấy tờ bắt buộc cần có là hộ chiếu (trừ một số quốc gia chỉ yêu cầu giấy thông hành). Thông thường, việc đăng ký hộ chiếu sẽ mất vài ngày.

Tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA, các loại hộ chiếu bao gồm:

  • Hộ chiếu phổ thông: Trang bìa màu xanh tím, cấp cho công dân Việt Nam, có thời hạn 10 năm.
  • Hộ chiếu công vụ: Trang bìa màu xanh lá đậm, cấp cho cán bộ, công chức trong cơ quan chính phủ, nhà nước đi nước ngoài công tác.
  • Hộ chiếu ngoại giao: Trang bìa màu nâu đỏ, cấp cho quan chức ngoại giao của Chính phủ đi nước ngoài công tác.
ho chieu va visa
Hộ chiếu Việt Nam

Phân biệt sự khác nhau của hộ chiếu và visa

Hộ chiếu và visa thường được yêu cầu đi kèm với nhau khi bạn nhập cảnh và lưu trú tại một quốc gia nước ngoài. Trừ những quốc gia được miễn visa thì bạn chỉ cần xuất trình hộ chiếu.

Dưới đây là bảng so sánh để bạn thấy rõ sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ này:

Hộ chiếuVisa
Công dụngLà giấy tờ dùng để xuất nhập cảnh và có thể thay thế cho CMND/CCCD.Là giấy phép cho phép cá nhân xuất nhập cảnh và lưu trú trong một thời gian nhất định tại quốc gia mà bạn xin cấp visa.
Hình thức cấpMột cuốn sổ nhỏ , có 48 trang và hai trang bìa làm từ vật liệu nhựa tổng hợp.Dán hoặc đóng dấu vào hộ chiếu; cấp rời (thị thực rời); cấp qua giao dịch điện tử (thị thực điện tử).
Thời gian cấp5-8 ngày kể từ ngày tiếp nhận.2-4 tuần kể từ ngày kiếp nhận hoặc lâu hơn.
Thời hạnHộ chiếu phổ thông có thời hạn 5-10 năm (không được gia hạn)

Hộ chiếu công vụ và ngoại giao có thời hạn 1-5 năm (gia hạn 1 lần không quá 3 năm).
Tùy vào từng loại visa mà mỗi quốc gia sẽ có quy định thời hạn khác nhau.
Cơ quan cấpHộ chiếu phổ thông cấp bởi Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh.

Hộ chiếu công vụ và ngoại giao cấp bởi Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.
Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán của quốc gia bạn muốn đến.
Thủ tụcĐơn giản, có thể làm online.Tốn nhiều thời gian và phức tạp vì bạn phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để cung cấp thông tin. Hiện nay, một số nước đã cho phép đăng ký eVisa.
Lệ phíLàm mới: 200.000 VNĐ; cấp lại: 400.000 VNĐ; cấp chung cho trẻ em: 50.000 VNĐ.Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia cấp visa.

Mối quan hệ giữa hộ chiếu và visa

Hộ chiếu và visa là hai giấy tờ cần thiết trong quá trình xuất nhập cảnh và di chuyển quốc tế. Hộ chiếu là tài liệu xác nhận danh tính và quốc tịch của bạn, còn visa là một giấy phép mà một quốc gia khác cấp cho bạn để cho phép bạn vào và lưu trú tạm thời trong nước đó.

Không có hộ chiếu sẽ không thể cấp được visa, vì visa thường được đóng hoặc dán vào các trang trong hộ chiếu. Có một số quốc gia cấp visa rời, nhưng vẫn phải kẹp cùng hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Ví dụ, nếu bạn muốn du lịch Mỹ trong 2 tuần, bạn cần phải có:

  • Hộ chiếu Việt Nam được cấp bởi chính phủ Việt Nam.
  • Visa do chính phủ Mỹ cấp.

Một số câu hỏi thường gặp

Có thể nhập cảnh vào một quốc gia mà không cần xuất trình hộ chiếu và visa không?

  1. Để nhập cảnh vào một quốc gia khác bạn cần có hộ chiếu và visa, tuy nhiên, cũng có một số quốc gia không yêu cầu khắt khe về việc này.

Cách làm hộ chiếu như thế nào?

  1. Thủ tục đăng ký hộ chiếu hiện nay rất đơn giản. Bạn có thể đăng ký làm hộ chiếu online tại Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Có thể dùng hộ chiếu của mình để nhập cảnh vào bao nhiêu quốc gia?

  1. Công dân Việt Nam có thể dùng hộ chiếu của mình để đến 55 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần visa hoặc được đơn giản hóa thủ tục như xuất trình thị thực tại cửa khẩu, thị thực điện tử.

Qua phần giải thích vừa rồi, bạn đã nắm được tầm quan trọng của hai loại giấy tờ thiết yếu khi di chuyển quốc tế. Cả hộ chiếu và visa đều cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở nước ngoài.

Để hiểu rõ hơn về các quy định và thủ tục liên quan đến visa, đặc biệt là visa Canada, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại CVT.

Tin tức liên quan
  • THUMBNAIL 2 1
  • THUMBNAIL 2
  • THUMBNAIL
  • Cách chọn NOC phù hợp với nghề nghiệp của bạn
  • Hệ thống tính điểm mới cho thường trú nhân Alberta